GLUCID LÀ GÌ ?
Glucid (carbohydrate/ chất bột đường) là chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp mỗi ngày với số lượng lớn và có khả năng sinh năng lượng. Là chất hiện diện trong đường cất, mật ong, trái cây và các loại ngũ cốc như cơm, mì, nui, khoai...
VAI TRÒ CỦA GLUCID RA SAO ?
Trọng cơ thể glucid có nhiều vai trò nhưng vai trò quan trọng nhất là CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG. Nếu khẩu phần không đủ glucid thì cơ thể sẽ phân hủy protein để tạo năng lượng. Điểm đáng lưu ý là quá trình này sản sinh nhiều độc chất và làm tăng gánh nặng cho gan và thận để chuyển hóa chúng thành chất ít độc hơn và thải ra ngoài qua nước tiểu. Do vậy, chế độ ăn đủ glucid làm giảm phân hủy protein và giảm nhẹ 2 cơ quan gan thận. ĂN GLUCID BAO NHIÊU LÀ ĐỦ ?
ĐỦ ở đây nghĩa là không thiếu cũng không thừa. Thiếu glucid dẫn đến tình trạng tiểu hủy protein, hạ đường huyết ngược lại glucid dư thừa lại chuyển thành mỡ, gây ra thừa cân - béo phì. Đủ glucid là khi năng lượng do glucid cung cấp giao động trong khoảng 55-65% tổng năng lượng khẩu phẫn. Để biết nhu cầu glucid của mình, bạn chỉ cần làm các bài toán đơn giản sau đây
• Tính nhu cầu năng lượng (tham khảo thêm kì 2 Ăn Như Thế Nào Là Đủ)
• Tính năng lượng do glucid cung cấp bằng cách lấy nhu cầu năng lượng nhẫn với 1 số trong khoảng 55% - 65%
Ví dụ:
Tính nhu cầu glucid bằng cách lấy năng lượng do glucid cung cấp chia cho 4 vì 19 glucid cung cấp 4 kcalo.
• Nhu cầu năng lượng là 1600 kcalo/ ngày
Năng lượng do glucid cung cấp = 1600 x 60% = 960 kcalo/ ngày Nhu cầu glucid = 960 / 4 = 240 g/ngày