Tiên Lượng Điều Trị Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối

Nếu người bệnh biết được những tiên lượng về khả năng sống sau khi mắc ung thư phổi, sẽ có được cách phòng ngừa, thay đổi lối sống và chăm sóc điều trị tốt hơn.

1. Những yếu tố quyết định ung thư phổi sống được bao lâu?

Để xác định được thời gian sống của người bệnh mắc bệnh ung thư, các bác sĩ sẽ không đưa ra phán đoán dựa trên các cơ sở sau:

  • Giai đoạn của bệnh: đây là tình trạng và mức độ của bệnh mà người bệnh đang mắc phải. Giai đoạn của bệnh cho chúng ta biết được tế bào ung thư đã phát triển như thế nào, để từ đó xác định phương hướng điều trị và cho người bệnh biết được thời gian sống là bao lâu để chuẩn bị tâm lý trước.
  • Phương pháp điều trị bệnh: Nếu như ung thư gặp phải có thể áp dụng được biện pháp phẫu thuật thì thời gian sống của người bệnh sẽ dài hơn. Nhưng nếu người bệnh chữa trị bằng việc áp dụng phương pháp xạ trị, hóa trị hoặc thậm chí là không thể áp dụng được 2 phương pháp này thì thời gian sống chỉ còn lại rất ngắn.
  • Sức khỏe và thể trạng của người bệnh: Nếu người bệnh có thể trạng và sức khỏe tốt thì thời gian sống có thể kéo dài hơn so với người có thể trạng và sức khỏe yếu. Trường hợp này so sánh khi 2 người bệnh có cùng tình trạng bệnh là như nhau.

Đây là ba yếu tố chính được bác sĩ dựa vào để giúp người bệnh tiên lượng xem thời gian sống cụ thể của người bệnh như thế nào.

2. Ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ sống được trong bao lâu?

Ung thư phổi được chia làm 2 thể chính đó là: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 80% trên tổng số ca bệnh.

Ở thể này ung thư phổi tế bào nhỏ có tốc độ phát triển nhanh gấp đôi và di căn xa. Người bệnh khi mắc phải thường có triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm, sụt cân bất thường, khó thở và đau tức ngực... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Tiên lượng điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối
Ung thư phổi lành tính có thể sống thêm được khoảng 5 năm

Thời gian sống của người mắc bệnh ung thư phổi đa phần sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của bệnh như: Ung thư tế bào nhỏ hay không tế bào nhỏ, lành tính hay ác tính.

Từ đó, trong trường hợp người bệnh ung thư phổi lành tính thì có thể sống thêm được khoảng 5 năm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ung thư phổi tế bào nhỏ di căn thì cho dù có duy trì áp dụng các biện pháp điều trị cũng chỉ sống thêm được từ 6 - 18 tháng (tùy thể trạng).

Bên cạnh đó, những trường hợp sống trên 5 năm của người mắc bệnh ung thư phổi chỉ được xét trong các giai đoạn bệnh như:

  • Ở giai đoạn khu trú tỷ lệ sống của người bệnh trên 5 năm chiếm khoảng 52%.
  • Khi ung thư lan tới các hạch bạch huyết lân cận người bệnh sống được trên 5 năm chỉ còn chiếm tỷ lệ là 25%.
  • Với trường hợp xuất hiện di căn xa thì tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh lúc đó chỉ còn khoảng 4%.

Hiện nay đã xuất hiện loại thuốc có thể làm ức chế tế bào ung thư phổi nhưng đây cũng chỉ là biện pháp nhằm giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, chứ không thể chữa khỏi dứt điểm được bệnh.

Bên cạnh đó, 80% ca ung thư phổi liên quan tới thói quen hút thuốc lá, 20% nguyên nhân còn lại là do di truyền, tiếp xúc trực tiếp với khí radon, hút thuốc lá thụ động hay do ô nhiễm môi trường... Bởi vậy, các bác sĩ cũng khuyến cáo mỗi người cần đề phòng ngừa ung thư phổi không hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc, bởi đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh lý hô hấp như viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi.

Ngoài ra, cần giữ thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh như: rèn luyện thể dục hàng ngày, ăn uống đầy đủ, khoa học, ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để tăng cường sức đề kháng, phòng chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, nên tầm soát ung thư phổi để sàng lọc và bảo vệ bản thân trước nguy cơ nhiễm bệnh.

Nguồn: Vinmec.com