Dinh dưỡng học đường là việc nghiên cứu chế độ dinh dưỡng dành học lứa tuổi học đường, mà cụ thể bài viết này đề cập đến đối tượng học sinh tiểu học (6 – 12 tuổi).
Cùng với quá trình giáo dục thì việc chăm sóc sức khỏe đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của Nhà trường. Và dinh dưỡng học đường là một phần không thể tách rời trong chương trình chăm sóc sức khỏe học đường.
Trẻ em là một cơ thể đang lớn, các em cần dinh dưỡng để chuyển hóa, cung cấp năng lượng cho hoạt động hàng ngày: học tập, vận động, nuôi dưỡng cơ thể đang lớn… Để đưa ra một bữa ăn hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là phù hợp với tình trạng dinh dưỡng của từng đối tượng học sinh cần được theo dõi chặt chẽ, dựa trên cả quá trình phát triển của trẻ.
Thế nào được coi là bữa ăn dinh dưỡng.
- Đảm bảo dinh dưỡng (nhu cầu năng lượng) cho từng đối tượng học sinh.
- Cân đối các chất dinh dưỡng.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đa dạng nguồn thực phẩm.
- Hợp khẩu vị, tạo cảm giác tích cực khi ăn
- Phân chia thời gian ăn uống hợp lý.
1. Đảm bảo dinh dưỡng (nhu cầu năng lượng) cho từng đối tượng học sinh:
- Trước hết, bữa ăn phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho từng nhóm đối tượng học sinh, bao gồm: trẻ bình thường, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân – béo phì.
- Năng lượng cung cấp cho các em phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là 03 thành phần quan trọng: đạm (protein), đường bột (glucid), béo (lipid)
- Đánh giá chỉ số khối cơ thể BMI để biết tình trạng dinh dưỡng và điều chỉnh khẩu phần hợp lý.
2. Cân đối các chất dinh dưỡng:
- Khẩu phần ăn cung cấp đủ năng lượng, nhưng phải đạt được tỷ lệ cân đối nhất định giữa các chất sinh năng lượng được các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra như sau: P: L: G = 14% : 20% : 66%.
- Khẩu phần ăn cần đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết:
(1) Nhóm chất bột đường (glucid): có trong gạo, bột mì, ngũ cốc…
(2) Nhóm chất béo (lipid): có trong dầu, mỡ, bơ…
(3) Nhóm chất đạm (protein): có trong thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc vừng…
(4) Nhóm vitamin và khoáng chất, có trong rau, củ, quả, và thực phẩm nguồn động vật.
- Đối với nhóm từ dưới 10 tuổi: tỷ lệ protein động vật so với protein tổng số >50%, nghĩa là trong độ tuổi này trẻ cần ăn nhiều protein từ nguồn động vật hơn protein từ các nguồn khác.
- Đối với nhóm từ 11 tuổi trở lên: tỷ lệ protein động vật so với protein tổng số >35%
Bảng 1: Nhu cầu năng lượng và các chất sinh năng lượng cho trẻ 6-12 tuổi
Nhóm tuổi (giới) |
Năng lượng (Kcalo/ngày) |
Protein (g/ngày) |
Năng lượng Protein/NL tổng số (%) |
Năng lượng Lipid/NL tổng số (%) |
Năng lượng Glucid/NL tổng số (%) |
|
6 tuổi ( Chung 2 giới) |
1,470 |
44 – 55 |
12 - 15 |
20 - 25 |
60 - 65 |
|
7 – 9 tuổi ( Chung 2 giới) |
1,825 |
55 – 64 |
||||
10 – 11 tuổi |
Trẻ trai |
2,110 |
63 – 74 |
|||
Trẻ gái |
2,010 |
60 - 70 |
Bảng 2. Nhu cầu chất khoáng cho trẻ 6-11 tuổi
Nhóm tuổi/ giới |
Canxi (mg) |
Iod (mcg) |
Sắt (mg) |
Kẽmd (mg) |
|||||
5%a |
10%b |
15%c |
Tốt |
Vừa |
Kém |
||||
6 tuổi |
600 |
90 |
12,6 |
8,4 |
6,3 |
3,1 |
5,1 |
10,3 |
|
7 – 9 tuổi |
700 |
90 |
17,8 |
11,9 |
8,9 |
3,3 |
5,6 |
11,3 |
|
10 – 11 tuổi |
Trẻ trai |
1000 |
120 |
29,2 |
19,5 |
14,6 |
5,7 |
9,7 |
19,2 |
Trẻ gái ( chưa có kinh nguyệt) |
28,0 |
18,7 |
14,0 |
4,6 |
7,8 |
15,5 |
|||
Trẻ gái ( có kinh nguyệt) |
65,4 |
43,6 |
32,7 |
1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Lựa chọn thực phẩm: Đảm bảo nguồn gốc, thực phẩm tươi sống, đảm bảo mức độ an toàn cho người sử dụng
- Quy trình chế biến: Được thực hiện trong quy trình khép kín với mô hình bếp ăn một chiều, đảm bảo vệ sinh trong suốt thời gian chế biến giữa thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến (chín).
- Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn.
- Với từng món ăn, bếp ăn của Trường sẽ thực hiện việc lưu mẫu ở 02 nơi là bếp ăn và văn phòng Trường trong suốt 24 giờ.
Nguồn: future.edu.vn